3 đời nhà mình không ai làm SEO đến mình thì làm SEO. Hiện tại mình đang làm SEO freelancer cho các dự án thuộc những lĩnh vực khác nhau. Trước đây mình đã từng là Media executive và sau đó làm ở bộ phận Brand Management ở một công ty tại Philippines.
Từ đó mình bén duyên với nghề SEO luôn đúng là nghề còn người không có sai. Sau vài năm chinh chiến mình xin chia sẻ hành trình đi tìm việc ở Philippines như thế nào? có khó không? có cần yêu cầu tiếng Anh hay không? và nên chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn. Chắc chắn bài sẽ giúp các bạn mới ra trường nói chung và bạn có định hướng đi theo nghề SEO nói riêng chuẩn bị cho mình hành trang tìm việc làm tốt hơn.
Nội Dung
Tại sao mình lại bén duyên với nghề SEO
Chắc hẳn bạn tìm được bài viết này thì bạn đã biết về công việc SEO là gì rồi phải không? nên mình sẽ không mô tả qua công việc này nữa. Mình đi luôn vào cách tìm công việc ở đâu. Thực ra mình tốt nghiệp ngành Marketing Administration sau một năm làm Sales ở Việt Nam mặc dù công việc lúc đó cũng khá ổn định rồi, nhưng mình quyết định nghỉ việc đi học tiếng Anh ở Philippines để có cơ hội tìm được công việc tốt hơn trong tương lai. Sau khi học tập được 3 tháng mình quyết định tìm một công việc tại đây, vì mình cảm thấy cuộc sống ở Philippines rất phù hợp với mình. Chia sẻ với các bạn mình đã rớt phỏng vấn 10 công ty và tới công ty thứ 11 mình mới đậu @@, quá trình này phải mất 1 tháng trời chờ đợi mail phản hồi của nhà tuyển dụng.
Tìm việc SEO công việc ở đâu?
Có rất nhiều kênh tìm việc làm mà bạn có thể tham khảo. Sau đây là một số kênh mình đã từng theo dõi trong suốt những năm mới ra trường và thấy công việc trên đây khá chất lượng, cùng mình điểm qua nhé. Let’s go!
1/ Google For công việc
Google for công việc là trang tổng hợp việc từ các trang tuyển dụng nhân sự chất lượng như: Vietnamwork và Careerbuilder. Đây cũng là 2 trang mình hay xem nhất từ khi mới ra trường vì ở web này chuyên đăng tin tuyển dụng mới. Ngoài ra, họ còn thường gửi mail những công việc phù hợp với hồ sơ xin việc bạn đã tạo trên đây. Do đó, mình thường tải hồ sơ xin việc công việc lên những trang này. Ngoài ra, mình cũng hay xem thông tin trên một số trang tin tức nổi tiếng khác như: brandsvietnam.
Cách làm là bạn cứ tìm kiếm các cụm từ như “Công việc SEO”, “làm SEO” hoặc các cụm từ liên quan đến ngành khác, bạn sẽ thấy rất nhiều công ty tuyển dụng các vị trí khác nhau.
2/ Linkedin
Chắc hẳn bạn nào mới ra trường cũng biết trang này đây là kênh này, trên đây thường những công ty nước ngoài (Global) sẽ đăng tin tuyển dụng trước. Vì thế trên đây cũng là nơi mình tải CV thường xuyên và theo dõi các công ty mình muốn ứng tuyển vào để khi có vị trí phù hợp thì mình ứng tuyển trước luôn. Ngoài ra Linkedin còn cho bạn tạo alert công việc để tiện theo dõi công việc mới trên Linkedin.
3/ Headhunt
4/ Group SEO Facebook
Một số công ty lớn sẽ có Fanpage tuyển dụng riêng hoặc người làm trong công ty để biết những đợt tuyển dụng của công ty. Bạn hãy theo dõi Fanpage công ty hoặc người trong công ty để biết thêm thông tin. Bên cạnh đó hiện nay có rất nhiều các Group chia sẻ về SEO có mục đăng tin tuyển dụng dành cho các nhà tuyển dụng , bạn cứ tìm kiếm Các Group SEO trên Facebook sẽ tìm thấy các nhà tuyển dụng. Trên đây có rất nhiều bạn chịu khó tìm kiếm biết đâu tìm đươc công việc tốt. một vài group mình hay theo dõi là : SEO (GTVSEO), Nghiện SEO, SEOMxh…
5/ Các mối quan hệ trong ngành SEO
Kênh này chính là thông qua những người thân làm cùng ngành với bạn như bạn bè, đồng nghiệp, sếp cũ, thầy cũ. Thường kênh này ở dạng truyền miệng, không công khai nhưng khá chất lượng. Do đó, bạn nên phát triển các mối quan hệ ngay thời điểm này nhé!
XEM THÊM: 8 check list viết bài chuẩn seo dành cho blogger nhập môn
Cần chuẩn bị những gì khi đi xin việc?
Đối với các bạn tự tìm hiểu học SEO qua những kênh như Facebook, Youtube, Blog chia sẻ… là rất tốt, tuy nhiên mình khuyên bạn cũng nên tham gia một khóa học SEO mind-set trực tuyến hay offline bất kỳ, mục đích để hệ thống lại các kiến thức mà bạn đã tự học bấy lâu nay. Đối với mình thành công của một Seo-er là không ngừng kiên trì học hỏi liên tục. Một số bạn có tố chất và đam mê sẽ đi nhanh hơn, nhưng bắt tay vào làm để SEO thành công thì cũng cần có một chút may mắn nữa @@
1/ Curriculum Vitae (CV)
Tiếng Việt CV nghĩa là sơ yếu lí lịch, đối các công ty nước ngoài (Global) bạn cần chuẩn bị 2 bản tiếng Việt và tiếng Anh nhé. Khi liên hệ phỏng vấn nếu là công công ty nước ngoài chắc chắn bạn cần CV tiếng anh. Một vài công ty sẽ có nhân sự người Việt khi đó bạn cần chuẩn bị cả 2 bộ tiếng Anh và Việt. CV cần khi ngắn gọn thông tin liên hệ và quan trọng là kinh nghiệm liên quan đến công việc SEO, những dự án mà bạn đã từng phụ trách trước đây. CV của bạn sẽ gói gọn trong khoảng 1-2 trang A4 không nên dài lê thê. CV cần chỉnh chu căn lề, gạch đầu dòng, không sai chính tả, font chữ phổ biến, hình 3×4 trên CV rõ nét, ăn mặc lịch sự tốt nhất là áo màu trắng và có cổ. Bạn có tìm các mẫu CV sẵn trên Google, một số trang web cho tải xuống miễn phí.
2/ Những câu hỏi mình đã gặp khi phỏng vấn SEO
Đây là cách mình đã áp dụng trong những năm đi phỏng vấn của mình. Trước khi phỏng vấn mình sẽ tìm kiếm sẵn những câu hỏi trước tiên là giới thiệu bản thân sau là những câu hỏi liên quan đến vị trí này và trả lời trước (bằng tiếng Anh). Sau đó ghi chú ra giấy câu trả lời của riêng mình. Những câu hỏi có thể liên quan đến SEO ví dụ: về Content, Onpage, Offpage, Link Building, Audit Website…
Bạn cần chuẩn bị cho mình trước để khi phỏng vấn nếu gặp những câu tương tự sẽ không bị “bí” hoặc nếu phỏng vấn tiếng Anh sẽ không nghĩ ra từ ngữ để diễn đạt. Thông thường cuộc phỏng vấn vòng đầu sẽ phỏng vấn qua skype trước để tổng quát sơ qua thông tin và kinh nghiệm của bạn, nếu đậu vòng 1 bạn sẽ phỏng vấn trực tiếp với nhân sự của công ty chi tiết hơn và deal lương ở vòng này. Nếu bạn đang ở Philippines có thể sẽ phỏng vẫn trực tiếp ngay ở vòng đầu luôn.
Nên làm ở công ty Local hay Global?
Tại Philippines sẽ có 2 loại hình công ty bạn có thể ứng tuyển:
Công ty local là những công ty hoàn toàn là ngưới Philippines. Còn công ty nước ngoài (Global) là những công ty ví dụ như Lazada, Google, intel, Univer… Làm ở những công ty này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều cũng như tăng trình tiếng Anh. Các công ty nước ngoài (Global) sẽ yêu cầu tiếng Anh tùy vào vị trí, nhưng ít nhất là ở mức độ giao tiếp để có thể giao tiếp tại công ty. Ngoài ra, một số công ty lớn cũng yêu cầu kinh nghiệm trước nên nếu định hướng của bạn là các công ty nước ngoài (Global) thì nên trao dồi kinh nghiệm và rèn luyện tiếng Anh nha. Kèm theo yêu cầu cao thì các công ty nước ngoài (Global) cũng có những phúc lợi hấp dẫn, rất hấp dẫn và được làm việc với chuyên gia nước ngoài (thường là Sing, Thái Lan, Ấn Độ….).
Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh
Tìm hiểu về công ty: Những công ty nước ngoài (Global) lớn sẽ có mô hình công ty khá phức tạp, vì thế bạn nên tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty, website, thông tin của người tuyển dụng để bạn có hình dung ban đầu về vị trí công việc của bạn.
Nghiên cứu công việc Description (JD): Đây là bước rất cực kỳ quan trọng vì người phỏng vấn người nước ngoài thường dựa vào JD để phỏng vấn theo những yêu cầu mà JD đã đề ra. Do đó, bạn hay xem kỹ JD trước khi phỏng vấn và ghi chú lại một số điểm bạn chưa rõ để hỏi nhà tuyển dụng trong khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khi bạn quan tâm đến công việc này, có tìm hiểu về công việc trước khi tham gia phỏng vấn.
Nắm được quy trình tuyển dụng: Khi nhân sự liên hệ với bạn, bạn cũng có thể hỏi thêm thông tin về phỏng vấn( phỏng vấn qua bao nhiêu vòng và sẽ phỏng vấn với ai…). Đối với một số công ty lớn sẽ yêu cầu bạn làm bài kiểm tra trước khi phỏng vấn có thể là online hoặc offline tùy vào điều kiện của bạn (Bài test này là về tính cách cá nhân và về kiến thức liên quan đến công việc) về cơ bản mình thấy bài test khá dễ dàng chỉ cần bạn nắm rõ những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành về vị trí bạn phỏng vấn. Bài test này thường trải qua thời gian 1-2 tiếng khá dài (mà mình cũng hoàn thành hết được)
XEM THÊM: Hướng dẫn đăng bài trong wordpress cơ bản với yoast seo
Một số lưu ý khi đi phỏng vấn
- Mặc áo sơ mi có tay đóng thùng, đầu tóc gọn gàng, không để móng tay dài hoặc không sơn móng tay đối với bạn nữ.
- Khi đi mang theo bút và quyển sổ nhỏ để ghi chép nếu cần thiết, lưu ý đừng ghi chú trong khi nói chuyện với nhà tuyển dụng, hãy tập trung ghi nhớ trong đầu, sau khi kết thúc buổi phỏng vẫn hãy note lại tránh bị quên những thông tin quan trọng.
- Bạn nên chuẩn bị đi phỏng vấn trước ít nhất 1 tiếng, vì địa chỉ ở Philippines khá khó tìm, đường xá bên này cùng khó đi lại, cũng như xảy ra trường hợp có sự cố gì phát sinh. Khi đến nơi bạn cũng có thêm thời gian nghỉ ngơi chút để chuẩn bị tinh thần vào phỏng vấn thật tốt.
- Nếu phỏng vấn online bạn cần chuẩn bị một nơi yên tĩnh , background phù hợp, không ngồi quá gần hoặc quá xa webcam đôi khi gần quá sẽ gây khó chịu mắt hoặc xa quá nhà tuyển dụng sẽ không thấy.
Đặc biệt bạn cần test micro và camera trước để đảm bảo mọi thứ để thuận lợi khi tham gia phỏng vấn.
Trên đây là những gì mình rút ra được trong quá trình đi tìm việc và phỏng vấn của mình tại Philippines. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn phần nào để chuẩn bị cho hành trình đi xin việc được thuận lợi hơn. Đừng quên thường xuyên theo dõi https://demen.info/ để xem thêm nhiều chủ đề hay mà mình sẽ chia sẻ ở tuần tới nhé!